Hướng dẫn sử dụng biểu đồ nến nhật, nến biểu đồ heiken ashi, biểu đồ đường, biểu đồ thanh
Hướng dẫn sử dụng biểu đồ nến nhật, nến biểu đồ heiken ashi, biểu đồ đường, biểu đồ thanh

English हिन्दी Indonesia Tiếng Việt العربية

Bốn biểu đồ cơ bản trong phân tích kỹ thuật chính là Biểu đồ Nến Nhật, biểu đồ Nến Heiken Ashi, biểu đồ Đường Thẳng(biểu đồ Khu Vực), và biểu đồ Thanh Đứng. Mỗi loại biểu đồ cho bạn một cái nhìn khác nhau của thị trường. Kết hợp nhiều biểu đồ cùng lúc có thể cho bạn thấy được thị trường một cách tổng quan nhất.

Bốn biểu đồ cơ bản trong phân tích kỹ thuật thị trường
Bốn biểu đồ cơ bản trong phân tích kỹ thuật thị trường

Biểu đồ Nến Nhật

Tổng quan

Biểu đồ Nến Nhật là biểu đồ cơ bản được sử dụng nhiều nhất trong phân tích kỹ thuật. Nó là tập hợp của các bộ gồm Điểm khởi đầu, Điểm kết thúc, Đỉnh, Đáy. Mỗi phần của một thanh nến đều có thể được dùng cho các chỉ báo khác nhau để giúp bạn đạt được hiệu quả trong phân tích kỹ thuật.

Đăng Ký Olymp Trade Nhận Miễn Phí 10.000$ Nhận miễn phí 10.000$ vào tài khoản Demo dành cho người mới

Đặc điểm của biểu đồ Nến Nhật

  • Điểm khởi đầu của nến được tạo ra bằng với giá trị của thời điểm kết thúc nến trước đó
  • Điểm kết thúc của nên là giá trị khi kết thúc thời gian của một phiên giao dịch.
  • Các dao động của nến trong thời gian phiên giao dịch diễn ra sẽ tạo ra hai điểm đỉnh và đáy luôn chứa điểm khởi đầu và điểm kết thúc.
  • Lưu ý rằng hai điểm đỉnh và đáy này có thể phải hoặc không phải là điểm khởi đầu và điểm kết thúc. Như vậy, một phiên giao dịch sẽ có 4 điểm chú ý là Giá mở cửa(điểm khởi đầu), Giá đóng cửa(điểm kết thúc), giá đỉnhgiá đáy.
  • Điểm khởi đầu và điểm kết thúc sẽ tạo ra một cây nến, đỉnh và đáy sẽ tạo ra các cột mảnh như sợi chỉ. Thông thường, đỉnh và đáy sẽ được sử dụng trong các chỉ báo nhiều hơn điểm khởi đầu và điểm kết thúc.
  • Nếu điểm kết thúc thấp hơn điểm khởi đầu, thì nến có màu đỏ. Ngược lại, nêu điểm kết thúc cao hơn điểm khởi đầu thi nến có màu xanh. Màu đỏ báo hiệu giá giảm, màu xanh báo hiệu giá tăng sau khi hết thời gian của phiên giao dịch.
Biểu đồ Nến Nhật trong phân tích kỹ thuật giao dịch thị trường
Biểu đồ Nến Nhật trong phân tích kỹ thuật giao dịch thị trường

Ưu điểm của nó là bạn có thể dễ dàng nhận ra đường hầm được tạo ra bởi các đỉnh và đáy, giúp nhìn ra được các sóng đồ thị dễ hơn. Ngoài ra cũng có thể nói, biểu đồ Nến Nhật thể hiện mối quan hệ giữa giá mở cửa và đóng cửa, thứ tạo nên một cây nến.

Biểu đồ Nến Heiken Ashi

Tổng quan

Biểu đồ Nến Heiken Ashi cũng là biểu đồ nến, tuy nhiên nó được tác động vào các chỉ số để biến thành một biểu đồ biểu diễn xu hướng. Tức là thay vì sử dụng giá mở cửa, giá đóng cửa, thì biểu đồ Heiken Ashi đã xào nấu lại giá trị mở cửa và giá đóng cửa dựa vào công thức trung bình cộng. Chỉ riêng giá đỉnh và giá đáy thì được giữ lại.

Đặc điểm của biểu đồ Nến Heiken Ashi

  • Điểm khởi đầu nến Heiken Ashi được tính bằng công thức: (Giá mở cửa của nến trước đó + Giá đóng cửa của nến trước đó) / 2.
  • Điểm kết thúc nến Heiken Ashi được tính bằng công thức: (Giá mở cửa hiện tại + Giá đóng cửa hiện tại + Giá đỉnh + Giá đáy) / 4.
  • Đỉnh và Đáy của nến Heiken Ashi sẽ bằng với Đỉnh và Đáy của nến Nhật.
  • Điểm khởi đầu và điểm kết thúc sẽ tạo ra một cây nến, đỉnh và đáy sẽ tạo ra các cột mảnh như sợi chỉ. Thông thường, đỉnh và đáy sẽ được sử dụng trong các chỉ báo nhiều hơn điểm khởi đầu và điểm kết thúc.
  • Nếu điểm kết thúc thấp hơn điểm khởi đầu, thì nến có màu đỏ. Ngược lại, nêu điểm kết thúc cao hơn điểm khởi đầu thi nến có màu xanh. Màu đỏ báo hiệu giá giảm, màu xanh báo hiệu giá tăng sau khi hết thời gian của phiên giao dịch.
Biểu đồ nến Heiken Ashi trong phân tích kỹ thuật giao dịch thị trường
Biểu đồ nến Heiken Ashi trong phân tích kỹ thuật giao dịch thị trường

Như vậy, nến Heiken Ashi sẽ không dao động mạnh mà sẽ dao động tương đối nhẹ vì sử dụng trung bình cộng để bỏ qua biến động nhỏ. Khi nhìn vào biểu đồ được tạo ra bởi nến Heiken Ashi bạn sẽ nhìn rõ hơn xu hướng của giá.

Biểu đồ Đường thẳng

Biểu đồ này dùng đường thẳng nối các điểm kết thúc phiên giao dịch lại với nhau. Tạo thành một đường nối liền giữa các đỉnh, dao động lên xuống có độ dốc rõ ràng.

Biểu đồ đường cơ bản trong phân tích kỹ thuật giao dịch thị trường
Biểu đồ đường cơ bản trong phân tích kỹ thuật giao dịch thị trường

Hình thái này chỉ dành cho những người yêu sự đơn giản, không cần quá phức tạp. Một ví dụ điển hình là sử dụng chỉ báo Bollinger Bands bắt tín hiệu khi giá đi ngang. Giá đi ngang sẽ tạo ra những đường thẳng chiều ngang làm Bollinger Bands co lại, lúc này sẽ sinh ngưỡng kháng cự và hỗ trợ tương ứng. Chỉ cần một tín hiệu phân kì, giá breakout đường kháng cự/hỗ trợ là lúc tín hiệu giao dịch xuất hiện.

Đăng Ký Olymp Trade Nhận Miễn Phí 10.000$ Nhận miễn phí 10.000$ vào tài khoản Demo dành cho người mới

Biểu đồ Thanh đứng

Các tính chất của nó giống hệt biểu đồ Nến Nhật chỉ khác về hình dáng. Biểu đồ Thanh Đứng có đầy đủ giá đóng cửa, giá mở cửa, đỉnh và đáy. Chỉ khác một chỗ là thay vì hình dạng như cây nến thì nó có hình giống như các thanh dạng ống nối với nhau.

Biểu đồ Thanh trong phân tích kỹ thuật giao dịch thị trường
Biểu đồ Thanh trong phân tích kỹ thuật giao dịch thị trường

Rất ít người dùng sử dụng biểu đồ này đơn giản là vì dùng biểu đồ Nến Nhật là đủ rồi.

Kết luận

Biểu đồ Nến Nhậtbiểu đồ Thanh Đứng bản chất giống nhau, có thể dùng trong các giao dịch ngắn hạn và dài hạn.

Biểu đồ Nến Heiken Ashibiểu đồ Đường Thẳng thì lại nên dùng trong các giao dịch dài hạn.

Dù vậy, việc quan trọng nhất của bạn là nên làm quen với mô hình, làm chủ được các phương pháp và cảm xúc của bản thân khi giao dịch. Lựa chọn biểu đồ chỉ là công cụ hỗ trợ cho phán đoán của bạn, luyện tập để cải thiện kỹ năng giao dịch của bản thân lên trình độ cao là phương pháp quan trọng nhất.

English हिन्दी Indonesia Tiếng Việt العربية

Bốn biểu đồ cơ bản: Biểu đồ nến nhật, nến Heiken Ashi, đường thẳng, thanh đứng
5 (100%) 225 reviews