Hỗ trợ và Kháng cự Là chỉ báo cơ bản có hiệu quả tốt nhất cho hầu hết Trader đang giao dịch Fixed Time Trade. Nhưng khi sử dụng chắc hẳn bạn sẽ tự hỏi liệu bạn có thể đoán thời điểm giá vượt ngưỡng? Ở một số thời điểm, giá sẽ vượt ngưỡng một chút sau đó trở lại, đôi khi thì không. Traderrr.com sẽ hướng dẫn bạn nhận biết thời điểm giá vượt ngưỡng và phát triển tiếp xu hướng.
Cách nhận biết điểm vượt ngưỡng
Trong trường hợp bạn chưa biết đến chỉ báo Hỗ trợ và Kháng cự bạn có thể xem qua bài viết sau: https://traderrr.com/vi/chi-bao-ho-tro-va-khang-cu-du-doan-thoi-diem-gia-dao-chieu/
Cùng vào vấn đề chính, tại sao giá lại vượt ngưỡng? Trong khi biểu đồ giá di chuyển, tạo ra rất nhiều ngưỡng Hỗ trợ/Kháng cự. Nhưng trong số đó, một số ít trong chúng được cho là ngưỡng đảo chiều hợp lí. Còn đa số thì là ngưỡng không đáng kể.
Ngưỡng mạnh
Một ngưỡng được tạo ra từ 2 đỉnh hoặc 2 đáy trở lên được gọi là ngưỡng mạnh. Giá sẽ có xác xuất đảo chiều cao khi chạm vào các ngưỡng này. Để giá breakout vùng này thì cần những cây nến bức phá dài, tín hiệu phát triển mạnh hơn bình thường. Chúng có thể ảnh hưởng bởi tin tức, bởi các vùng tích lũy tiến.
Cách dễ nhất là để ý những nến gần đây xem chúng có phải là nến dài hay không. Đường tích lũy cũng có thể là đường đi ngang, cũng có thể là đường dao động nhẹ. Sau đó breakout với những nến lớn, tạo biến động mạnh.
Còn đối với các ngưỡng yếu, giá có tỉ lệ cao sẽ vượt ngưỡng, lúc này nên mở lệnh tăng.
Breakout giả
Là một người chơi Fixed Time Trade, chắc hẳn bạn đã gặp nhiều lần vào lệnh vượt ngưỡng hỗ trợ kháng cự nhưng cuối cùng lại là điểm đảo chiều.
Để tránh mất tiền oan, bạn cần xác định xu hướng của giá. Nếu giá đang di chuyển trong xu hướng giảm nhưng các tích lũy đang di chuyển ngang trên đường hỗ trợ mạnh thì không thể nào đảo chiều tăng ngay được.
Hoặc sẽ không đủ tin cậy nếu như chỉ có 1 nến vượt ngưỡng Hỗ trợ/Kháng cự. Sẽ cần nhiều hơn là một cây nến vượt ngưỡng, giá có thể sẽ vượt nhanh nhưng sẽ nhanh chóng trở lại nếu không hội đủ điều kiện vượt ngưỡng. Bạn có thể dễ dàng nhận ra bằng các chỉ báo Parabolic Sar, MACD,… Khi các chỉ báo khác báo rằng giá sẽ đảo chiều thì bạn không nên vào lên vượt ngưỡng.
Bắt lệnh breakout Hỗ trợ/Kháng cự
Khi giá vừa vượt ngưỡng hỗ trợ kháng cự mạnh, bạn phải đánh lệnh xuôi theo chiều giá, tuyệt đối không đánh chiều ngược lại.
Rất nhiều trader thấy giá giảm và đánh giá là có vẻ như giá đã chạm đáy/đỉnh rồi, nên đánh ngược lại. Không! Thực sự khi giá đã vượt ngưỡng kháng cự/hỗ trợ mạnh thì giá sẽ có xu hướng tiếp tục phát triển thay vì đảo chiều. Bạn có thể sẽ thua đậm.
Lúc này tốt nhất là bạn nên vào lệnh ngắn 5 phút hoặc 10 phút.
Tùy vào các chỉ báo tương ứng, bạn có thể đánh lệnh 5 phút với biểu đồ 1 phút, mở lệnh 30 phút với biểu đồ 5 phút.
Không nên mở lệnh khi nhiều ngưỡng
Nếu xuất hiện nhiều vùng hỗ trợ, kháng cự đan xen thì bạn không nên mở lệnh. Nên chờ một thời điểm rõ ràng hơn, bạn cần chờ một ngưỡng mạnh độc lập.
Vào lệnh cùng với chỉ báo Bollinger Bands
Khi giá bắt đầu chạm ngưỡng Bollinger Bands cùng lúc chạm ngưỡng hỗ trợ kháng cự, tạo những cây nến vượt dải Bollinger là lúc bạn có thể mở lệnh. Nếu chạm Bands trên thì bạn nên đánh lệnh tăng, nếu chạm Bands dưới thì đánh lệnh giảm.