English हिन्दी Indonesia Tiếng Việt العربية
Chỉ báo RSI là gì?
Chỉ báo Relative Strength Index (RSI) được biết đến là chỉ báo đo lường dao động (Oscillator) dùng để cảnh báo xu hướng sắp bắt đầu đảo chiều.
Về mặt cơ bản, RSI có thể cho biết thị trường đang bán quá nhiều hay mua quá nhiều, nhằm bắt các tín hiệu liên quan đến xu hướng. Mặc dù là chỉ báo sơ cấp nhưng vẫn được rất nhiều nhà đầu tư sử dụng vì tính hiệu quả của nó, tăng tỉ lệ dự đoán cao khi kết hợp nhiều chỉ báo khác.
Cách tính chỉ báo RSI
Công thức tính: RSI = 100-[100/(1+RS(N))]
Trong đó:
- RS(N) là tổng số lần giá tăng/tổng số lần giá giảm trong N phiên giao dịch trước đó.
- Mặc định, RSI sẽ được tính toán với N = 14 sẽ cho ra kết quả khả quan nhất.
Theo công thức này thì RSI là một chỉ số dao động, biến động trong phạm vi từ 0 đến 100.
Cách sử dụng chỉ báo RSI
RSI là một mô hình gồm 1 đường RSI chạy dao động từ 0 đến 100, cũng giống với chỉ báo DeMarker (https://traderrr.com/vi/chi-bao-demarker-dem-chi-bao-do-dao-dong-do-luong-dong-luc/), các chỉ báo Oscillator đều có mô hình phân chia làm 3 khu vực vùng quá mua, vùng quá bán, vùng giao dịch. Trong đó RSI có:
- Vùng quá bán chạy từ 30 đến 0. Khi RSI vào vùng này nghĩa là bên bán ra đang chiếm ưu thế.
- Vùng quá mua dao động từ 70 đến 100. Sự dao động của RSI ở vùng này tương ứng với việc bên mua đang chiếm ưu thế.
- Vùng giao dịch di chuyển từ 30 đến 70. Đây là vùng cân bằng, trader sẽ hiếm khi dựa vào tín hiệu này để giao dịch.
Việc RSI nằm trong vùng quá mua hay quá bán đều không quan trọng cho đến khi bạn bắt gặp các tín hiệu cho thấy khả năng xu hướng đảo chiều của chúng.
Tín hiệu vào lệnh của chỉ báo RSI
Tín hiệu đảo chiều vào vùng giao dịch
Khi chỉ báo RSI đang nằm ở vùng quá mua hoặc quá bán sau đó đột ngột chuyển hướng mạnh đi vào vùng giao dịch. Đây là thời điểm cho thấy sự tăng/giảm giá hiện đang sắp đảo chiều:
- Khi RSI chạy từ vùng quá mua 70-100 và trở vào lại vùng giao dịch 30-70 thì đây là thời điểm cho thấy xu hướng nâng giá đang tăng mạnh sẽ trở nên tăng chậm và có thể đảo chiều sang giảm. Lúc này bạn nên vào lệnh với xu hướng giảm.
- Trong khi đó, việc RSI chạy từ vùng quá bán 30-0 trở ngược vào vùng giao dịch 30-70 cho thấy thời điểm xu hướng xuống giá sẽ không còn mãnh liệt và có thể đảo chiều sang tăng. Lúc này bạn nên vào lệnh với xu hướng tăng.
Khi nắm được tín hiệu này bằng cách kết hợp với các chỉ báo khác như DeMarker, MACD, SMA,… khả năng dự đoán xu hướng sẽ tăng lên.
Tín hiệu phân kỳ, hội tụ của chỉ báo RSI
Đây là tín hiệu đáng tin cậy đến 90%, khi xuất hiện dấu hiệu phân kỳ thì giá sẽ bắt đầu đảo chiều từ tăng sang giảm hoặc ngược lại.
Tín hiệu này có thể dùng được trên cả 3 vùng của RSI, nhưng khi giá đang nằm trong vùng quá mua/quá bán thì dự đoán sẽ đúng đến 95%.
Thời điểm RSI đi ngược với biểu đồ giá sẽ tạo ra thời điểm đảo chiều:
- Hội tụ RSI Bullish: Biểu đồ giá tạo đáy mới, trong lúc đó đường RSI đảo chiều sang tăng sẽ tạo ra tín hiệu hội tụ, cho thấy tín hiệu xu hướng giá sẽ đảo chiều. Nếu RSI đang ở vùng quá bán thì tín hiệu này chắc chắn đến 95%.
- Phân kỳ RSI Bearish: Biểu đồ giá tạo đỉnh cao hơn, trong khi đường RSI tạo đường giảm sẽ tạo ra tín hiệu phân kỳ, chỉ báo rằng xu hướng sẽ đảo sang chiều giảm. Nếu RSI đang ở vùng quá mua thì tín hiệu này chắc chắn đến 95%.
Lưu ý
Trader chuyên nghiệp thường giao dịch RSI với số phiên thấp, và thời gian của mỗi phiên giao dịch nằm ở mức 5 phút đến 20 phút sẽ cho kết quả tốt nhất. Nếu bạn muốn giao dịch thời gian dài, bạn nên kết hợp với nhiều chỉ báo khác để phân tích tốt hơn.
English हिन्दी Indonesia Tiếng Việt العربية