Chiến thuật Bollinger Bands kết hợp đường chỉ báo Hỗ trợ và Kháng cự là một cách mở lệnh dựa vào tín hiệu đảo chiều. Độ chính xác khi xuất hiện các tín hiệu trong chiến thuật là 70%, tương đối cao khi bạn giao dịch Fixed Time Trade.
Bollinger Bands kết hợp Hỗ Trợ và Kháng Cự
Nếu chưa biết đến chỉ báo Bollinger Bands bạn có thể đọc bài viết sau
Chỉ báo Bollinger Bands trong phân tích thị trường ngoại tệ, tiền ảo, chứng khoán
Và kiến thức về Hỗ trợ và Kháng cự cũng là thứ không thể thiếu, bạn nên hiểu biết thông qua bài viết bên dưới trước khi đọc bài viết này:
Cách phát động chiến thuật
Chiến thuật này phù hợp với những cặp tiền tệ liên quan đến đồng USD vì tính ổn định của loại ngoại tệ này. Dựa vào sự ít biến động của loại tiền tệ quốc tế này bạn có thể áp dụng cho thời gian phiên 1 phút với thời gian lệnh 1 phút.
Và bạn đừng quên phải đi lệnh đều tay, không tăng tiền cược cũng không giảm.
Tín hiệu mở lệnh
Bollinger Bands, Hỗ trợ Kháng cự và một cây nến báo hiệu sẽ đưa ra tín hiệu mở lệnh như sau:
Mở lệnh tăng
Giá di chuyển vượt khỏi Band dưới của Bollinger Bands tạo một cây nến đỏ có giá đóng phiên nằm ngay gần trên ngưỡng hỗ trợ.
Thời điểm này là lúc thích hợp để mở một lệnh tăng, vì ngay sau đó giá sẽ di chuyển ngay trở lại vào trong Bollinger Bands.
Mở lệnh giảm
Ở thời điểm giá vượt ra khỏi Band trên và tạo một cây nến tăng với giá đóng cửa nằm ngay sát ngưỡng Kháng cự bạn sẽ đặt một lệnh giảm ngay sau đó.
Thời điểm vào lệnh
Đối với chiến thuật này thì bạn cần giao dịch theo nến. Điểm vào lệnh sẽ là:
- Ngay khi nến đóng phiên ngoài Band và mở cửa nến mới.
- Giá nằm trong vùng Kháng cự/Hỗ trợ.
Ví dụ
Tín hiệu vào lệnh hoàn hảo nhưng lại cho kết quả ngược, vì vậy mà cũng có lúc bạn sẽ thua. Tuy nhiên vì sự xuất hiện lặp đi lặp lại, người ta đánh giá cứ mở 10 lệnh thì sẽ thắng 7 lệnh. Vì vậy đây là một mẫu hình đáng để thử vì rủi ro thấp hơn, bạn sẽ có thể chắc chắn sinh lời. Bên dưới là ví dụ của việc kết hợp Bollinger Bands và đường Support Resistance.
- Điểm (1) vào lệnh tốt, giá đóng cửa ngoài Band trên, tuy nhiên cần để ý động lực quá mạnh, nến quá dài, có khả năng sẽ không đảo chiều. Thử mở lệnh giảm nhưng kết quả lại ngược lại. Thua: 1.
- Ở điểm (2) giá vượt Band trên và chạm vào ngưỡng kháng cự trước đó. Bạn mở lệnh như bình thường vì tín hiệu này an toàn. Thắng: 1.
- Tại điểm (3) giá đóng cửa ở ngoài Band dưới nhưng lại không nằm gần bất kì ngưỡng hỗ trợ nào. Tốt nhất là không mở lệnh.
- Điểm (4) hiện giờ là hoàn hảo, vì chạm ngưỡng hỗ trợ, động lực thấp, đóng cửa ngoài Band dưới. Đây là một dấu hiệu hoàn hảo của sự đảo chiều xu hướng. Thắng: 2.
Trong một khoảng phiên thời gian ngắn như vậy, đánh được 3 lệnh và cho kết quả rất khả quan, 2 thắng 1 thua. Nhưng ở điểm (1) có biến động lạ, động lực mạnh, tín hiệu này đáng lẽ không nên mở giao dịch. Nên nếu trong trường hợp tuyệt vời hơn, bạn có thể thắng 2 hoặc thắng 3.
Nhược điểm
Mở vị thế ngắn hạn
Đối với người giao dịch, một lệnh FTT 60 giây là điều hết sức hạn chế và mạo hiểm. Vì trong thời gian ngắn sẽ không thể nắm bắt hoàn hảo thị trường. Vì vậy mà cách đánh này tỉ lệ thắng chỉ ở mức 70% sau hàng loạt tính toán.
Ngoài ra, kiếm tiền quá nhanh sau khi đưa ra quyết định sẽ khiến bạn nảy sinh lòng tham tăng cược bất chấp.
Rủi ro của việc giao dịch điểm đảo chiều xu hướng
Bạn giao dịch trên một cặp tiền an toàn nhưng cách vào giao dịch này lại tập trung vào biến động đảo chiều xu hướng. Thật sự khó mà nói có tính ổn định ở đây, đôi khi đảo chiều chỉ là vì số lượng lớn nhà đầu tư bất ngờ bán/mua đồng loạt.
Việc giao dịch theo điểm đảo chiều cần sự kiên nhẫn, một tâm lý vững. Điều kiện tiên quyết là không được nhồi lệnh và tăng cược khi giao dịch theo kiểu đảo chiều. Đó là nguyên tắc nếu bạn không muốn mất tất cả.
Có rất ít điểm vào lệnh khi hình thành giao dịch này. Traderrr khuyến khích bạn nên theo dõi từ 3 đến 4 cặp tiền tệ. Chỉ được giao dịch tối đa 8 lệnh/cặp tiền tệ một lần mà thôi. Nguyên tắc này sẽ giúp bạn tránh rủi ro nhất có thể.
Những chỉ báo khác kết hợp với Bollinger Bands:
Pin Bar kết hợp Bollinger Bands để mở giao dịch ngắn dưới 5 phút
Chiến thuật Relative Strength Index (RSI) kết hợp Bollinger Bands (BB)