Mô hình nến Evening Star(Sao Hôm) nằm trong nhóm mô hình dự đoán thời điểm đảo chiều. Phần đông Traders vẫn thường xuyên đánh mô hình này mỗi khi bắt gặp vì xác suất đúng cao. Trái với mô hình nến Morning Star chuyên dùng tìm điểm giảm sang tăng, nến Evening Star chuyên dùng để đánh lệnh giảm. Bắt thời điểm giá đảo chiều từ tăng sang giảm.
Đặc điểm nến Evening Star
Như tên gọi của nó, sao hôm nói về thời điểm sao Kim sáng rực vào mỗi ban chiều. Bầu trời chuyển từ ban ngày sang ban đêm cùng với ngôi sao nhỏ nhưng rực rỡ. Mô hình nến Evening Star là sự kết hợp của ba nến:
- Nến 1: Là nến tăng dài.
- Nến 2: Là nến Doji, có giá mở cửa và giá đóng cửa gần như bằng nhau, tạo hình chữ thập hoặc dấu cộng.
- Nến 3: Là nến giảm dài, giá đóng cửa nằm trong thân nến 1.
Nến Evening Star thường là kết thúc của một xu hướng tăng, có thể tăng mạnh hay nhẹ tùy ý. Nhưng khi xuất hiện nến Doji, sau đó liền là nến giảm dài có đặc điểm như Nến 3 thì đó là dấu hiệu đảo chiều.
Đặt lệnh khi thấy Mô hình Evening Star
Mô hình này chỉ áp dụng để bắt tín hiệu thị trường bắt đầu xu hướng giảm. Hầu hết Trader hễ gặp Evening Star là vào lệnh Bán/Giảm thôi và ăn chắc tiền.
Bạn sẽ vào lệnh khi thị trường đang tăng trưởng đều, sau đó xuất hiện nến Doji theo sau bởi nến dài giảm, thì mô hình Evening Star xuất hiện. Vào lệnh Bán/Giảm ngay khi kết thúc cây nến 3, vào lệnh sớm chừng nào thì tốt chừng nấy. Giá đóng cửa nến thứ 3 càng gần với đáy nến 1 càng tốt.
Nếu giao dịch FTT, bạn dùng nến 1 phút thì đặt lệnh 5 phút, nếu bạn dùng nến 5 phút thì đặt lệnh 30 phút, 60 phút.
Lưu ý
Mô hình này rất dễ nhầm lẫn nếu bạn không tìm thấy các điểm sau:
- Mô hình Evening Star xảy ra cuối xu hướng tăng.
- Nến 1 phải là một nến có thân dài.
- Nến 2 là nến Doji hoặc nến Tăng/Giảm rất nhỏ.
- Nến 3 phải là nến Giảm có thân dài nhưng giá đóng cửa vẫn nằm trong nến 1.
- Nếu nến 3 dài vượt qua nến 1, bạn cần xem xét sử dụng các chỉ báo, mô hình, chiến thuật khác để xem xét tình hình, xem có biến động lớn sắp xảy ra không.