Phân tích kỹ thuật là một phươgn pháp đọc dữ liệu biểu đồ để tính toán hướng dịch chuyển của thị trường. Để thành thục phương pháp này, hãy cùng chúng tôi xem xét một vài công cụ và phương pháp thông dụng nhất.
Cách đọc biểu đồ giá
Bất kì kỹ thuật phân tích nào cũng dựa vào biểu đồ giá. Area, Bars, Heiken Aishi và nến Nhật là 4 loại biểu đồ có sẵn trên nền tảng giao dịch Olymp Trade.
Biểu đồ Nến Nhật được ưa chuộng nhất trong giới Trader vì chúng dễ dùng.
Bạn có thể sử dụng biểu đồ bạn muốn bằng cách bấm vào biểu tượng nến ở góc trái màn hình.
Như thế, với nến xanh thì điểm giá mở nằm ở đáy nến và điểm đóng giá nằm ở đỉnh nến. Với nến đỏ, điểm mở giá nằm ở đỉnh của nến và đáy nến thì thể hiện giá đóng.
Mỗi cây nến thể hiện được động lực của giá trong một khung giờ. Ví dụ, biểu đồ phía trên thể hiện giá vàng mỗi ngày, mỗi cây nến thể hiện cách thị trường điều chỉnh giá trong một ngày. Nếu nó là khung giờ 5 phút thì mỗi cây nến sẽ biểu diễn giá trong 5 phút và mỗi 5 phút sẽ hoàn tất 1 cây nến mới. Sử dụng phân tích kỹ thuật dành cho người mới sẽ cho phép bạn xác định xu hướng giá và nhận ra được bạn có thể áp dụng mô hình giá nào.
Xác định xu hướng
Một xu hướng có thể được nhận diện thông qua việc giá tiếp tục di chuyển theo một hướng nhất định trong một khoảng thời gian. Nó có thể là xu hướng tăng, xu hướng giảm hoặc một xu hướng ổn định khi giá chuyển động.
Với biểu đồ bên dưới, đường xanh thể hiện xu hướng tăng dài, đường màu đỏ biểu thị xu hướng giảm ngay sau đó, kế đến là biểu đồ ngang ổn định biểu diễn bằng đường ngang tím.
Về mặt kỹ thuật mà nói nếu bạn xem xét nhiều nến tăng và giảm cùng lúc trên một đường thẳng thì có thể xác định đường xu hướng. Thường thì nếu chúng đồng thời tăng hoặc đồng thời giảm thì sẽ dễ dàng nhận ra nhất.
Mức Hỗ trợ và Kháng cự
Mức hỗ trợ và kháng cự là những mức giá mà tại đó, giá sẽ ngưng chuyển động và sẽ đảo chiều.
Đôi khi mức hỗ trợ và kháng cự có thể thay đổi vị trí cho nhau. Nếu giá chạm ngưỡng hỗ trợ hay kháng cự nhiều lần thì nó được xem như là một mức mạnh. Ngược lại, đó là một mức hỗ trợ kháng cự yếu nếu như ít lặp lại
If price has tested the same support or resistance level multiple times, that level is generally considered a strong level. And conversely, they occur with low frequency is considered a weak level.
Breakout (phá ngưỡng) và Pullback (thoái lui)
Pullbacks và Breakouts là hai chiến lược cơ bản trong chiến thuật sử dụng các mức hỗ trợ và kháng cự.
Pullback
Pullback hay Thoái lui là một một thuật ngữ để chỉ một điểm đảo chiều trong thời gian ngắn. Mở một vị thế ngược với xu hướng trong khi biết rằng sau một thời gian ngắn nó sẽ trở về với xu hướng cũ là ý nghĩa của chiến lược này.
Điều kiện tiên quyết là bạn phải nhận ra được một xu hướng rõ ràng với các điểm hỗ trợ và kháng cự. Khi nến sắp sửa chạm ngưỡng hỗ trợ và kháng cự thì đó là một cơ hội tiềm năng để mở vị thế và tăng lợi nhuận.
Bạn cần phải tìm một tim nến đại diện cho hiện tượng đi ngược với xu hướng trong khi khối lượng giao dịch thì đang tăng lên khi giá sắp sửa tiếp cận mức hỗ trợ và kháng cự. Phân tích kĩ thuật sẽ giúp bạn dễ dàng nhận dạng thông tin này và đưa ra lựa chọn chính xác nhất.
Ví dụ, khoảng thời gian giữa các điểm thoái lui càng lớn thì càng có nhiều cơ hội để mở một vị thế thoái lui chính xác. Mặc dù vậy thì mỗi điểm Pullback được tạo bởi điểm hỗ trợ/kháng cự sẽ giảm khả năng tạo ra điểm giao dịch tốt có thể dự đoán trước tiếp theo. Vì vậy bạn cần phán đoán thật chính xác điểm Pullback.
Thời điêm giao dịch tốt nhất cho phong cách này là lúc giá sắp sửa tiếp cận một mức hỗ trợ hoặc kháng cự, bắt buộc phải đi kèm với một sự tăng mạnh về khối lượng giao dịch của tài sản đó. Lưu ý cần sử dụng mức hỗ trợ/kháng cự mà được tạo nên trước đó bởi điểm pullback trước đó.
Breakouts
Chiến lược này gợi ý mở những điểm giao dịch ở những vị trí mà giá phá các ngưỡng kháng cự, hỗ trợ cực kì mạnh. Mức hỗ trợ/kháng cự mạnh là những vị trí thường xuyên tạo thành ngưỡng hỗ trợ, kháng cự.
Sau một điểm breakout, giá sẽ có xu hướng tiếp tục phát triển và phát triển hơn nữa về hướng breakout.
Cần lưu ý kĩ, khi giao dịch dựa vào điểm đột phá chúng ta cần xác định xu hướng giá, mức hỗ trợ và mức kháng cự. Những điều này là cần thiết để lên kế hoạch cho điểm mở lệnh và điểm chốt lời. Không giống như Pullbacks là phá SMA, Breakouts đòi hỏi một vùng giữa hay Kênh(Channel) được hình thành rõ rệt và thành 1 dải tạo bởi mức kháng cự và mức hỗ trợ. Kênh này hàm nghĩa giá sẽ chỉ di chuyển trong vùng này cho đến khi đạt được 1 breakout.
Bằng các chiến lược giao dịch với Pullback và Breakout, chúng ta có thể sẵn sàng để thoái lui khi nhận ra được thị trường giao dịch đã bắt đầu chậm lại.
Tương tự thế, khi thực thi một giao dịch Fixed Time Trade dựa vào những chiến thuật trên thì hãy cài đặt thời gian đặt lệnh bằng với thời gian của biểu đồ để tránh trường hợp tâm lý đổi ý.
Chỉ cần Xu hướng
Sử dụng Phân tích kỹ thuật vô cùng có lợi khi áp dụng lên các dữ liệu biểu đồ với mục đích tiên đoán giá cả trong tương lai của một tài sản. Vì vậy bạn nên học hỏi để hiểu biểu đồ hơn, cách nhận diện xu hướng, cách xác định kháng cự và hỗ trợ. Tất cả điều đó đòi hỏi kỹ năng và hàng giờ đồng hồ luyện tập.
Thoái lui và Đột phá là hai chiến lược cơ bản có thể nói là cốt lõi của một mô hình giao dịch. Bạn có thể dùng những kỹ năng này với tài khoản Demo để làm quen.
Nên nhớ rằng bất kì kỹ năng nào cũng cần được tôi luyện thông qua luyện tập, điều này đặc biệt cần thiết cho kỹ thuật giao dịch Forex đối với người mới.