Mô hình nến Morning Star (Sao Mai) dùng để nhận biết điểm đảo chiều sang tăng hay còn gọi là đáy của xu hướng giảm. Từ đó bạn sẽ dễ dàng đặt giao dịch Mua/Tăng.
Đặc điểm mô hình Morning Star (Sao Mai)
Trong khi mô hình nến Evening Star tìm điểm đảo chiều giảm thì Morning Star lại là dấu hiệu chỉ xảy ra ở cuối xu hướng giảm để tìm điểm tăng. Mô hình này có cách thể hiện tương tự như hiện tượng Sao Mai, đó là thời điểm rực sáng của Sao Kim vào buổi bình minh. Một màn đêm tĩnh mịch, sao kim rực sáng và sau đó bầu trời trở nên tươi mới hơn khi bình minh lên. Mô hình Morning Star gồm:
- Nến 1: Nến giảm có thân dài. Việc này thể hiện rằng thị trường vẫn đang trong xu hướng giảm.
- Nến 2: Nến Doji hoặc nến tăng/giảm rất ngắn.
- Nến 3: Nến tăng thân dài nhưng giá đóng cửa vẫn nằm trong thân của nến 1.
Nến Morning Star thường là kết thúc của một xu hướng giảm. Hiếm khi xảy ra nhưng xác suất trúng đến 80%. Thời điểm mở giao dịch tốt nhất là kết thúc nến 3 hoặc càng sớm càng tốt. Đặc biệt cẩn thận xem xét thời điểm xảy ra nến Doji.
Mở giao dịch khi gặp mô hình Morning Star
Bạn sẽ bắt gặp mô hình này ở cuối xu hướng giảm. Hầu hết Trader hễ gặp Morning Star là vào lệnh Tăng/Mua thôi và ăn chắc tiền.
Khi thị trường đang tăng trưởng đều, sau đó xuất hiện nến Doji theo sau là nến dài tăng thì mô hình Morning Star đã xuất hiện. Cần phải lưu ý là nến 1 và nến 3 trong mô hình cần phải là nến dài, nếu nến ngắn thì không hợp lệ.
Nếu giao dịch FTT, bạn dùng nến 1 phút thì đặt lệnh 5 phút, nếu bạn dùng nến 5 phút thì đặt lệnh 30 phút, 60 phút.
Lưu ý
Mô hình này rất dễ nhầm lẫn nếu bạn không tìm thấy các điểm sau:
- Mô hình Morning Star xảy ra cuối xu hướng giảm.
- Nến 1 phải là một nến có thân dài.
- Nến 2 là nến Doji hoặc nến Tăng/Giảm rất nhỏ. Vì điều này chứng minh xu hướng thị trường bắt đầu khựng lại.
- Nến 3 phải là nến Tăng có thân dài nhưng giá đóng cửa vẫn nằm trong nến 1.
- Nếu nến 3 dài vượt qua nến 1, bạn cần xem xét sử dụng các chỉ báo, mô hình, chiến thuật khác. Để xem xét tình hình, xem có biến động lớn sắp xảy ra không.