RSI – Chỉ số sức mạnh tương đối là một chỉ số kỹ thuật được sử dụng trong phân tích thị trường tài chính. Nó nhằm mục đích biểu đồ sức mạnh hoặc điểm yếu hiện tại và lịch sử của một cổ phiếu hoặc thị trường dựa trên giá đóng cửa của một giai đoạn giao dịch gần đây. Chúng được phân loại vào chỉ báo dao động Oscillator.
Bằng cách sử dụng kết hợp chỉ báo RSI cùng đường Hỗ trợ/Kháng cự, bạn có thể dễ dàng nhận ra các tín hiệu mở lệnh khi giá đủ sức đảo chiều. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn chọn thời gian phiên và vị thế.
Chỉ báo RSI kết hợp Hỗ Trợ và Kháng Cự
Chiến thuật
RSI là chỉ số sức mạnh tương đối, nó cho thấy động lực tương đối của một xu hướng ở một thời gian cố định. Người ta đã chứng minh được chỉ báo RSI cực kì hiệu quả khi mở lệnh đảo chiều dựa vào tín hiệu gọi là tín hiệu phân kỳ RSI.
Chỉ báo RSI – Chỉ báo cơ bản dạng Oscillator đo dao động cho trader
Bằng cách kết hợp tín hiệu phân kỳ cũng chỉ báo Hỗ Trợ và Kháng Cự bạn sẽ nắm bắt được điểm đảo chiều chính xác. Khi giá chạm ngưỡng, và cũng là lúc chỉ báo RSI bắt đầu phân kỳ.
Vị thế dài
Vì chỉ báo RSI cho ra tín hiệu phân kỳ là dạng chỉ báo chậm – chỉ báo động lượng, nên chỉ có thể đánh lệnh dài đối với sự kết hợp này. Cặp vị thế thích hợp là phiên 5 phút với lệnh 30 phút, phiên 10 phút với lệnh 60 phút. Bạn cũng có thể vào lệnh phiên 3 tiếng lệnh 1 ngày.
Tín hiệu mở lệnh
Mở lệnh tăng
Khi tín hiệu phân kỳ RSI xuất hiện, giá đi lên, còn RSI đi xuống, cùng lúc đó thì giá đang chạm ngưỡng Kháng Cự. Chắc chắn đến 90% là sau đó giá sẽ chuyển sang chiều giảm. Bạn cần phải mở lệnh tăng FTT với vị thế dài, dài ít nhất 6 lần phiên giao dịch.
Mở lệnh giảm
Khi gặp tín hiệu hội tụ RSI cùng với tín hiệu chạm ngưỡng Kháng Cự, bạn hãy mở lệnh giảm FTT thời gian dài gấp 6 lần phiên. Lúc này giá đi xuống, chỉ báo RSI hướng lên, và giá chạm ngưỡng Kháng Cự, nhưng tôi tin chắc rằng sớm thôi giá sẽ chạy theo chỉ báo RSI và Kháng Cự.
Lưu ý
Không quan trọng rằng tín hiệu RSI phân kỳ, hội tụ yếu hay mạnh. Dù cho RSI có đi ngang chăng nữa thì tín hiệu tốt là nó không di chuyển cùng hướng với xu hướng. Việc này chứng tỏ rằng có một động lực nào đó đang giữ, không cho giá tăng trưởng. Và nó xảy ra ở đúng cái thời điểm mà giá chạm ngưỡng, đảo chiều sắp sửa xảy ra mới là điểm ta sẽ để tâm.